Chế độ ăn kiêng chặt chẽ có thể sẽ tự làm hại đến khả năng hình thành xương của cơ thể. Việc này có thể sẽ dẫn đến chứng loãng xương khi lớn tuổi.
Theo Anne Loucks, giáo sư sinh vật học tại trường Đại học Ohio, và là tác giả của nghiên cứu, “nhiều người trong số họ không thấy được rõ ràng những dấu hiệu của thiếu dinh dưỡng ví dụ như kinh nguyệt không đều, và vẫn cho rằng họ đang ăn uống đủ chất".
Những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng thiếu calo (ít năng lượng có trong cơ thể) sẽ phá vỡ hệ sinh sản và làm suy yếu việc hình thành xương ở tuổi dậy thì của các bé gái. Hết kinh nguyệt ở người phụ nữ là dấu hiệu báo động của hiện tượng loãng xương bắt đầu.
Theo những phát hiện mới của Loucks và Aiden Shearer, sinh viên trường Đại học Ohio, mặc dù hệ sinh sản không phụ thuộc vào năng lượng có sẵn trong cơ thể, nhất là ở phụ nữ đã trưởng thành và không còn phát triển nữa, những phụ nữ này vẫn có nguy cơ bị loãng xương.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một giới hạn cần thiết về mức độ năng lượng cần cho phụ nữ trong một ngày. Có hai nhóm phụ nữ tham gia nghiên cứu này trong năm ngày. Họ là những người có chu kỳ kinh nguyệt đều dặn và có cơ thể bình thường. Những phụ nữ này dành hai giờ mỗi ngày để tham gia thí nghiệm.
Một nhóm gồm những người trong độ tuổi 18 tới 23 và nhóm kia thuộc độ tuổi 26 đến 32. Các nhà khoa học biết rằng xương của cơ thể con người vẫn tiếp tục được hình thành ngay cả khi con người đã trưởng thành. Đó là vì xương cũ cần phải liên tục được thay thế bởi xương mới.
Trong cả hai nhóm, người ta đều thấy có hiện tượng kiềm chế việc hình thành xương. Điều này cho thấy rằng việc thiếu năng lượng sẽ làm suy yếu quá trình hình thành xương ở người trưởng thành cũng như ở trẻ vị thành niên.
(Theo tuoitre)