Ông bị gãy xương, cháu trai có nguy cơ bị loãng xương

(CalciK2)-Một đề tài nghiên cứu tại học viện Sahlgrenska thuộc đại học Gothenburg (Thụy Điển) được tiến hành nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau lên sức khỏe xương người trong giai đoạn trưởng thành. Đề tài này nghiên cứu trên 1000 thanh niên ở Gothenburg nhằm xác định những yếu tố làm gia tăng nguy cơ giòn xương ở nam giới.

Một số yếu tố có nguy cơ gây bệnh loãng xương ở nam giới được xác định:

- Nam giới có ông nội hoặc ông ngoại bị gãy xương hông có nguy cơ bị loãng xương cao hơn (3-5%) so với nam giới có ông không bị gãy xương hông. Dạng loãng xương thể hiện ở mật độ xương thấp và cỡ xương nhỏ hơn.

- Con trai của những phụ nữ sinh con khi lớn tuổi cũng có cùng nguy cơ như trên.

- Hút thuốc cũng là một nguy cơ gây loãng xương. Nam giới bắt đầu hút thuốc khi 20 tuổi có mật độ xương ở vùng thắt lưng và hông phát triển chỉ bằng một nửa so với giá trị bình thường (của người không hút thuốc) cho đến khi họ được 25 tuổi.

- Bị gãy xương ở giai đoạn trẻ con hoặc ở giai đoạn dậy thì có mối liên hệ rõ ràng với sự suy yếu vi cấu trúc khung xương ở thanh niên trẻ. Điều này làm sức khỏe của bộ xương giảm khoảng 3-4%.

Chủ đề tài nghiên cứu Robert Rudäng cho biết: “Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tình trạng của bộ xương ở thời trai trẻ có thể xác định các nguy cơ bị loãng xương và gãy xương ở giai đoạn sau đó. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đã xác định thêm những nguy cơ mới gây loãng xương. Hy vọng là kết quả này có thể được ứng dụng sớm trên những đối tượng có nguy cơ, từ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của loãng xương”.

Hồng Vân

(Theo Sciencedaily)

< Trở lại