(Womega)-Triệu chứng điển hình của bệnh động mạch vành bao gồm đau ở giữa ngực trong khi đi bộ, nâng vật nặng hoặc leo cầu thang. Cùng xem một vài dấu hiệu để có thể biết trước các cơn đau tim sau đây:
1. Đau ngực không chỉ là cơn đau ở ngực
Cơn đau có thể cảm thấy giống như một áp lực, căng hay cảm giác bị ép. Cơn đau này có thể là ở vai trái, cánh tay trái, cổ họng, quai hàm hay lưng.
2. Không nhất thiết phải đau ngực thì mới có nguy cơ tim mạch
Cơn đau có thể xảy ra trên vai trái, tay trái hay hàm là phổ biến nhất, một số người có thể bị buồn nôn, ói mửa, yếu, chóng mặt, đổ mồ hôi hoặc khó thở đột ngột. Nhìn chung, có một cảm giác đột ngột cảm thấy không khỏe ở bất cứ nơi nào và khung thời gian từ 15 phút đến vài giờ. Những người bị bệnh tiểu đường (đường trong máu cao) và người cao tuổi có thể có triệu chứng nhẹ hơn.
3. Bệnh tim không "phân biệt đối xử" và có thể tấn công ngay cả ở những người có nguy cơ thấp
Bạn không cần phải là người thừa cân, ít vận động hoặc người hút thuốc nhưng vẫn có thể bị đau tim.
Một báo cáo gần đây từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ đánh giá trên 100.884 người không có bệnh tim mạch
* Khoảng 3/4 của nhóm này không có tiền sử của bệnh tiểu đường.
* Một số khác nhiều hơn 1/3 không bị cao huyết áp.
* Hơn 1/2 không có cholesterol cao hay hút thuốc.
* Gần một nửa số người trong nhóm đã có hoặc không có một yếu tố nguy cơ nào trước đó.
* Có thể một phần của nhóm này đã có một yếu tố nguy cơ như tiểu đường, cao huyết áp hoặc cholesterol cao, nhưng họ không nhận thức được nó.
Các yếu tố khác như độ tuổi (45 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ) cũng đã được bổ sung vào hồ sơ rủi ro:
* Khoảng 1/5 của nhóm dưới 45 tuổi (nam) hoặc 55 tuổi (nữ).
* Khoảng 1/3 của nhóm là phụ nữ.
* Khoảng 8% của nhóm đã từng có hoặc không có một yếu tố nguy cơ nào.
Vì vậy, khi bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh thận và sử dụng thuốc lá sẽ tăng nguy cơ bệnh tim, tất cả mọi người cần phải nhận thức được các dấu hiệu và triệu chứng của một cơn đau tim.
4. Bệnh tim không chỉ ảnh hưởng đến nam giới
Bệnh tim cũng là nguyên nhân số một gây tử vong ở phụ nữ trên tất cả các chủng tộc. Trong thực tế, tử vong do bệnh tim nhiều hơn tử vong do ung thư vú gấp 10 lần.
Cũng giống như nam giới, phụ nữ có thể có biểu hiện triệu chứng mơ hồ như buồn nôn, nôn mửa, yếu, chóng mặt, đổ mồ hôi hoặc khó thở đột ngột. Tuy nhiên, phụ nữ thường hay gặp những cơn đau ngực phổ biến không giống như nam giới, và triệu chứng này được bỏ qua một cách đơn giản chỉ vì thiếu hiểu biết.
Bệnh tim giết chết phụ nữ nhiều hơn nam giới mỗi năm, và phụ nữ có nhiều khả năng tử vong nhanh hơn nam giới trong các cơn đau tim. Tuy nhiên, so với nam giới, phụ nữ có sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc và chức năng của các động mạch của tim. Mặc dù có những khác biệt, phụ nữ vẫn có ít các thử nghiệm lâm sàng đánh giá các kết quả điều trị tối ưu cho các cơn đau tim. Đã có một cuộc kêu gọi để tăng số phụ nữ ghi danh vào những nghiên cứu đánh giá bệnh tim để từ đó có các liệu pháp điều trị tốt nhất cho phụ nữ.
5. Phương pháp tập thể dục
Bất cứ ai trên 40 tuổi cần thận trọng khi tập thể dục, ngay cả những người tương đối khỏe mạnh không nên đột nhiên áp dụng các bài tập thể dục nhiều hơn bình thường. Tất cả các bài tập thể dục nên bắt đầu từ từ và tăng dần tốc độ lẫn thời gian. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện mới.
Thanh Hằng
(Theo Livestrong)