Các nhà khoa học đã chỉ ra giảm hàm lượng muối trong chế độ ăn rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, có thể có nhiều điều liên quan đến muối mà bạn chưa biết. Các thông tin hữu ích sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc sử dụng muối thế nào là tốt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
1. Nhiều người lầm tưởng muối và sodium (natri) là một.
Thực chất không phải vậy. Muối được tạo nên từ natri và chlorine (tên hóa học là natri chloride). Nhưng có những loại khác của natri trong thực phẩm như thuốc muối – baking soda (natri bicarbonate) và các chất phụ gia thực phẩm như bột ngọt (mononatri glutamate); natri nitrite và natri benzoate. Trong lượng tiêu dùng hàng ngày, chúng ta sử dụng các loại natri và muối có đến 90% natri.
2. Cơ thể con người cần natri cho một số chức năng nhất định. Natri giúp điều hòa huyết áp và lượng máu, tạo sự cân bằng giữa các chất lỏng khác trong cơ thể, đồng thời nó hỗ trợ chức năng cho cơ và xương.
Tuy nhiên, lượng natri bạn cần chỉ khoảng 180 mg tới 500 mg( khoảng 1/4 thìa uống trà) mỗi ngày để phục vụ các chức năng này.
3. Khoảng 77% lượng natri nằm trong thức ăn đã chế biến sẵn hoặc đồ ăn trong nhà hàng. Chỉ khoảng 6% lượng natri tiêu dùng hàng ngày là từ muối thêm vào trong các bữa ăn và 5% là từ muối trong lúc nấu nướng. Cách dễ nhất để cắt giảm lượng natri là ăn nhà thường xuyên hơn với các thực phẩm tươi sống.
4. Người ăn mặn sẽ dễ dẫn đến bị huyết áp cao. Bạn càng ăn nhiều muối bao nhiêu, huyết áp của bạn càng cao bấy nhiêu. Huyết áp tăng sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, các vấn đề về thận, suy tim, nhồi máu cơ tim.
5. Hoàn toàn sai khi nghĩ rằng chế độ ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp cho dù bạn chăm vận động. Các nghiên cứu đã chỉ ra, bạn càng năng vận động bao nhiêu, huyết áp sẽ tăng ít bây nhiêu dù là bạn ăn mặn. Ngược lại, nếu bạn ít vận động, bạn cần phải chú ý giảm lượng muối tiêu dùng hàng ngày.
6. Người ăn mặn nhiều sẽ có ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch, thận và mạch máu. Theo trung tâm kiểm soát bệnh Hoa kỳ (CDC) lượng muối tiêu dùng quá nhiều sẽ tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
7. Bạn có biết lượng natri tối đa nên tiêu dùng hàng ngày với người trưởng thành là bao nhiêu? Các chuyên gia khuyên lượng natri nên ở mức dưới 2.300 mg mỗi ngày ( khoảng 1 muỗng uống trà). Trung bình người Mĩ sử dụng đến 3.400 mg natri mỗi ngày ( tương đương khoảng 1.5 muỗng uống trà).
8. Nếu bạn trong diện có nguy cơ cao như trên 50 tuổi, người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường hay các bệnh về thận thì lượng muối tối đa được khuyên dùng là khoảng 1.500 mg mỗi ngày.
9. Bạn có biết nam giới hay nữ giới sử dụng nhiều natri hơn? Câu trả lời là nam, chỉ bởi lý do đơn giản là họ ăn nhiều hơn nữ. Trung bình, một người đàn ông Mỹ tiêu dùng từ 3.100 – 4.700 mg natri mỗi ngày, trong khi lượng này ở nữ chỉ là từ 2.300 – 3.100 mg
10. Natri không phải tất cả đều xấu, nó có trong hầu hết các loại thực phẩm và thực hiện một vài chức năng quan trọng. Muối và các hình thái khác của natri được sử dụng để kết hợp và làm ổn định các thành phần khác nhau, được dùng như chất bảo quản, giữ màu, giữ mùi.
11. Một thông tin nữa có lẽ bạn chưa biết, đó là lượng natri có nhiều trong nguồn thực phẩm nào trong số phomai ít béo, bột nở, bột cà chua đóng hộp hay mỳ gà. Đó chính là bột nở bởi nó chứa đến 1.587 mg natri. Trong khi một cốc phomai ít béo chứa 918 mg, cà chua đóng hộp là 1.284 mg và 2 lát salami có 822 mg. Các sản phẩm sữa, rau củ đóng hộp, thịt nguội, các sản phẩm nướng là những nguồn có lượng natri lớn.
12. Để điều chỉnh giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày cũng tốn không ít thời gian. Trung bình phải mất từ 8-12 tuần, để một người quen với chế độ ăn nhạt.
13. Bạn nghĩ rằng muối biển có lượng natri thấp hơn so với các loại muối ăn khác. Thực tế, lại không phải vậy. Dù là loại muối nào thì nó cũng đều là natri chloride. Tất cả các loại muối chứa khoảng 40% lượng natri. Sự khác nhau chỉ ở cấu trúc và hương vị.
14. Hầu hết các thức uống thể thao đều có natri. Bởi trong các sản phẩm này đều chứa các chất điện giải là khoáng chất trong máu gồm có natri, kali và can-xi. Các chất điện giải giúp bù lại sự mất ion trong khi tập thể thao. Nếu bạn uống quá lượng khoáng chất mất đi, bạn có thể làm tăng lượng natri hấp thụ.
15. Nhãn của sản phẩm đề “không chứa natri”, không có nghĩa là sản phẩm đó không có. Theo luật dán nhãn thự phẩm cho phép có đến 5 mg/ mỗi khẩu phần trong sản phẩm dán nhãn ” không chứa natri”. Các sản phẩm có nhãn “rất ít natri” cho phép có 35 mg/ mỗi khẫu phần; “ít natri” nghĩa là trong sản phẩm có ít hơn 140 mg; “giảm hàm lượng natri” tức là sản phẩm đó cắt giảm ít nhất 25% so với lượng natri thông thường và “không thêm muối” nghĩa là sản phẩm đó không có thêm muối ngoại trừ lượng đã có sẵn trong thực phẩm.
Theo WebMD: Test Salt Smarts