(CalciK2)-Theo nghiên cứu của Thụy Điển đăng trên tạp chí BJOG (Tạp chí quốc tế về bệnh tiểu đường và phụ khoa), phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh sớm có nguy cơ cao gần gấp đôi bị loãng xương về sau. Mãn kinh sớm ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ nứt xương và ảnh hưởng lên tuổi thọ.
Năm 1977, một chương trình nghiên cứu tiền mãn kinh được tiến hành ở Thụy Điển nhằm xác định những ảnh hưởng lâu dài của việc mãn kinh sớm lên tuổi thọ, nguy cơ gãy xương và loãng xương. Tổng cộng 390 phụ nữ da trắng Bắc Âu ở độ tuổi 48 đã tham gia nghiên cứu này. Họ được chia thành hai nhóm: nhóm phụ nữ bắt đầu mãn kinh trước tuổi 47 và nhóm phụ nữ mãn kinh ở tuổi 47 hoặc muộn hơn. Họ được theo dõi tình hình sức khỏe từ năm 48 tuổi trở đi. Mật độ xương của các phụ nữ được kiểm tra.
Ở độ tuổi 77, các phụ nữ đủ điều kiện của nghiên cứu sẽ được kiểm tra lại mật độ xương. Tại thời điểm này, chi còn 198 phụ nữ đủ điều kiện tham gia kiểm tra mật độ xương. Kết quả cho thấy, tỉ lệ phụ nữ bị loãng xương ở tuổi 77 là 56% đối với phụ nữ mãn kinh sớm, trong khi tỉ lệ này chỉ có 30% ở phụ nữ mãn kinh muộn.
Ngoài ra, phụ nữ mãn kinh sớm có nguy cơ cao về gãy xương và tử vong. Tỉ lệ tử vong của phụ nữ mãn kinh sớm là 52,4% so với 35,2% ở nhóm phụ nữ mãn kinh muộn. Trong khi đó, tỉ lệ bị gãy xương là 44,3% ở phụ nữ mãn kinh sớm so với 30,7% ở nhóm phụ nữ mãn kinh muộn.
Nghiên cứu này đã chỉ ra việc mãn kinh sớm là một nguy cơ đáng kể của bệnh tiểu đường, nứt xương và tử vong. Đây là nghiên cứu đầu tiên theo dõi trong một thời gian dài hơn ba thập kỉ. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong cao của nhóm phụ nữ mãn kinh sớm cần được nghiên cứu sâu hơn vì những yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng lên tỉ lệ tử vong như việc sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng, hút thuốc và uống rượu.
Hồng Vân
(Theo Sciencedaily)