(CalciK2)-Nếu không phát hiện sớm, loãng xương có thể âm thầm phát triển qua nhiều năm mà không có bất cứ triệu chứng nào cho đến khi xương bị gãy nứt.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn dịch, là dạng rối loạn khi cơ thể bị tấn công bởi chính những tế bào và mô khỏe mạnh của mình. Ở người bị viêm khớp dạng thấp, màng bao quanh khớp bị viêm, sưng tấy và giải phóng các enzyme bào mòn sụn và xương bao quanh khớp. Trong những trường hợp nghiêm trọng, những mô và cơ quan khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
Người bị viêm khớp dạng thấp thường cảm thấy đau, sưng và xơ cứng khớp, đặc biệt là ở các khớp bàn tay và bàn chân. Cử động của những khớp này bị hạn chế gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Khoảng ¼ người bị viêm khớp dạng thấp có những nốt hoặc bướu nhỏ phát triển dưới da, thường là gần các khớp. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, bị chứng thiếu máu cấp (ít tế bào hồng cầu), đau cổ, khô mắt và khô miệng.
Khả năng phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới. Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu ở tuổi trung niên và thường thấy phổ biến ở người lớn tuổi. Trẻ em và người trẻ cũng có thể bị bệnh này. Viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên xảy ra ở trẻ từ 16 tuổi trở xuống. Nếu bị viêm khớp nặng, trẻ có thể phải điều trị bằng glucocorticoid, cách điều trị này có thể gây phá hủy xương ở trẻ em cũng như người lớn. Cần kết hợp những hoạt động vật lý theo hướng dẫn của bác sĩ và chế độ ăn giàu canxi và vitamin D để giúp trẻ có thể tạo đủ lượng xương cần thiết và giảm nguy cơ bị gãy nứt xương sau này.
Chứng loãng xương
Chứng loãng xương là tình trạng xương giảm mật độ và dễ bị nứt gãy. Nứt gãy xương do loãng xương có thể gây đau nghiêm trọng và dẫn đến khuyết tật.
Một số nguy cơ gây loãng xương:
- Khung xương nhỏ và mỏng
- Tiền sử gia đình có mắc chứng loãng xương
- Phụ nữ ở thời kì sau mãn kinh hoặc trải qua thời kì tiền mãn kinh sớm
- Phụ nữ bị mất kinh nguyệt bất thường
- Sử dụng lâu dài những thuốc như glucocorticoids
- Chế độ ăn ít canxi
- Không vận động
- Hút thuốc
- Uống quá nhiều thức uống có cồn
Loãng xương là một bệnh diễn ra thầm lặng nhưng có thể ngăn ngừa được. Nếu không phát hiện sớm, loãng xương có thể âm thầm phát triển qua nhiều năm mà không có bất cứ triệu chứng nào cho đến khi xương bị gãy nứt.
Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị phá hủy xương và nứt gãy xương cao. Glucocorticoid là thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Việc sử dụng lâu dài glucocorticoid sẽ gây mất xương. Ngoài ra, những cơn đau và việc khớp bị mất chức năng cũng khiến người bệnh ít vận động và làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc phá hủy xương là kết quả trực tiếp của bệnh viêm khớp dạng thấp. Việc mất xương thường xảy ra ở khu vực bao quanh những khớp bị viêm.
Cách làm giảm ảnh hưởng của loãng xương và viêm khớp dạng thấp.
Chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn giàu canxi và vitamin D là cần thiết để có bộ xương khỏe mạnh. Các nguồn giàu canxi gồm có các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại rau ăn lá màu xanh đậm, và các thực phẩm và nước uống có bổ sung canxi. Có thể sử dụng viên bổ sung canxi để đạt lượng yêu cầu mỗi ngày.
Tập thể dục: tập mang vật nặng là bài tập tốt nhất cho xương, giúp cơ thể hoạt động chống trọng lực. Một số bài tập tiêu biểu như đi bộ, leo cầu thang, nâng vật nặng và khiêu vũ. Tập thể dục có thể gây khó khăn cho người bị viêm khớp dạng thấp, cần phải cân bằng giữa luyện tập và nghỉ ngơi. Tập luyện đều đặn, ví dụ như đi bộ, có thể giúp ngăn ngừa việc phá hủy xương, cải thiện sự cân bằng và dẻo dai, giảm khả năng bị té và gãy xương. Tập thể dục cũng rất quan trọng để duy trì các cử động linh hoạt của khớp.
Lối sống lành mạnh: hút thuốc không tốt có xương, tim và phổi. Phụ nữ hút thuốc có khuynh hướng bị tiền mãn kinh sớm hơn, và quá trình phá hủy xương xảy ra sớm hơn. Người hút thuốc cũng hấp thụ ít canxi hơn từ khẩu phần ăn hàng ngày. Những người uống nhiều dễ bị mất xương và gãy xương hơn, vì chế độ dinh dưỡng kém và khả năng giữ thăng bằng kém.
Kiểm tra mật độ xương: có những bài kiểm tra chuyên biệt như kiểm tra mật độ khoáng của xương (BMD test) đo mật độ xương ở những vị trí khác nhau của cơ thể. Những bài kiểm tra này có thể phát hiện ra loãng xương trước khi gãy xương xảy ra và dự đoán nguy cơ bị gãy xương trong tương lai. Người bị viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là những người điều trị bằng glucocorticoid từ 2 tháng trở lên nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra mật độ xương.
Hồng Vân
(Theo WebMD)
Calci K2 (sản phẩm của Đan Mạch) là sự kết hợp của canxi, vitamin K2, vitamin D3, magie có tác dụng giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ hiệu quả cho việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương. - Canxi là vật liệu chính để xây dựng một khung xương khỏe, giảm nguy cơ loãng xương, tăng mật độ xương và giúp xương chắc khỏe. - Vitamin D3 rất cần cho quá trình tổng hợp protein osteocalcin. Protein này có chức năng canxi gắn vào xương, giúp tăng khả năng hấp thu canxi. Tuy vậy, nếu không có vitamin K2 thì protein này sẽ không hoạt động. - Vitamin K2 (thuộc nhóm vitamin K đạt giải Nobel về Y học và Sinh lý học) giúp cho protein osteocalcin có khả năng mang canxi gắn vào khung xương, nhờ đó làm tăng tỉ lệ canxi được hấp thu vào xương, giúp tăng mật độ xương. - Magie là yếu tố giúp hoàn thiện quá trình hình thành, có tác dụng cân bằng khoáng chất trong xương, cần cho sự tái tạo xương, giúp xương cứng và chắc. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ email: info@calcik2.vn hoặc số điện thoại: 08 3827 5766 Nhà phân phối chính thức: Công ty TNHH Nhóm Thiên Minh - TP Hồ Chí Minh: 181A Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1 - Hà Nội: 96 Nguyễn Du, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng |