Khi nào chẩn đoán cao huyết áp?

Bệnh nhân được coi là cao huyết áp trong các trường hợp sau: 

- Đo huyết áp tại phòng khám: Nếu có huyết áp lớn hơn 140/90mmHg đo khi khám lâm sàng ít nhất 2 và 3 lần khác nhau. Mỗi lần khám huyết áp được đo ít nhất 2 lần cách nhau 1- 2 phút.

- Đo huyết áp tại nhà: Khi đo nhiều lần đúng phương pháp. Huyết áp lớn hơn 135/85mmHg.

- Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp Holter 24 giờ: Nếu huyết áp lớn hơn 125/80 mmHg.

Một số loại hình cao huyết áp có thể gặp:

1. Cao huyết áp tâm thu

Đối với người lớn tuổi, huyết áp tâm thu có xu hướng tăng và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90mmHg gọi là cao huyết áp tâm thu đơn độc. Độ chênh huyết áp (tâm thu - tâm trương) và huyết áp tâm thu dự báo nguy cơ và quyết định điều trị.

2. Cao huyết áp tâm trương đơn độc

Thường xảy ra ở người trung niên. tâm trương là khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 140 và huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg.

3. Cao huyết áp “áo choàng trắng” và hiệu ứng “áo choàng trắng”

Một số bệnh nhân huyết áp thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám trong khi huyết áp hằng ngày ở nhà hoặc đo bằng phương pháp 24 giờ lại bình thường. Tình trạng này gọi là “Cao huyết áp áo choàng trắng”, tỷ lệ mắc khá cao là 10-30%. Cao huyết áp áo choàng trắng tăng theo tuổi, có thể là khởi đầu của cao huyết áp thực sự và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

4. Cao huyết áp ẩn

Thường ít gặp hơn cao huyết áp áo choàng trắng và khó phát hiện hơn, đó là tình trạng trái ngược – huyết áp bình thường tại phòng khám nhưng lại tăng ở nơi khác, ví dụ tại nơi làm việc huyết áp tại nhà. Những bệnh nhân này có tổn thương cơ quan đích nhiều hơn và nguy cơ cao hơn những đối tượng huyết áp luôn luôn bình thường.

(Theo BSGD)

< Trở lại