Hậu quả kéo dài của bệnh loãng xương

(CalciK2)-Loãng xương được gây ra bởi mật độ xương giảm và thường dẫn đến gãy xương. Theo một báo cáo tại Mỹ đã có 1,5 triệu ca gãy xương, nửa triệu ca phải nhập viện và 180 nghìn người phải được chăm sóc đặc biệt tại nhà.

Loãng xương là một căn bệnh phát triển ngầm vì thường không được phát hiện cho đến lúc bị gãy xương. Theo một báo cáo tại Mỹ năm 2004, có khoảng 10 triệu người trên 50 tuổi bị loãng xương hông. Ngoài ra khoảng 33,6 triệu người trên 50 tuổi bị giảm mật độ xương hông.

Loãng xương có thể ảnh hưởng bất kỳ vùng xương nào, đặc biệt là gãy xương cột sống và lưng vì các hoạt động và ăn uống hàng ngày đều gắn liền với vùng xương này. Gãy xương sống thường dẫn đến còng lưng, giảm chiều cao, gây đau đớn, và rất khó để điều trị.

Gãy xương hông chiếm 49% các ca phải nhập viện và 77% các ca chăm sóc tại nhà ở Mỹ. Bệnh nhân gãy xương hông phải nhập viện và tiến hành phẫu thuật. Phần lớn các trường hợp gãy xương hông không thể phục hồi khả năng di chuyển bình thường.

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể mắc chứng loãng xương. Tuy nhiên, theo Tổ chức loãng xương quốc gia Mỹ: phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao gấp 4 lần so với nam giới.

Khoảng 35% phụ nữ da trắng ở giai đoạn tiền mãn kinh bị loãng xương chậu, xương sống hoặc xương cánh tay; tương tự với phụ nữ Á Châu và Châu Mỹ La-tinh, nhưng tỉ lệ này lại thấp đối với phụ nữ gốc Phi.

Nguy cơ loãng xương gia tăng theo tuổi. Theo một báo cáo tại Mỹ, khoảng 40% phụ nữ da trắng trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương hông, xương sống hoặc xương cổ tay trong những năm cuối đời.

Gãy xương có nguyên nhân từ loãng xương có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện, hoặc điều trị ngoại trú, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nhưng không gây tử vong. Tuy nhiên, gãy xương hông thường xảy ra với những người có thể trạng yếu. Gần 4% các trường hợp nhập viện do gãy xương hông tử vong. Gãy xương sống còn làm suy giảm sức khỏe ở những người có thể trạng yếu. Khoảng 20% những người bị gãy cổ xương đùi đã tử vong trong vòng một năm sau chấn thương.

Yếu tố nguy cơ:

Những yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương và nguy cơ gãy xương bao gồm tuổi tác, ít vận động, tiền sử hút thuốc, uống bia rượu thường xuyên và tiếp xúc với chì. Một số loại thuốc chứa steroids cũng làm tăng nguy cơ gãy xương.

Cách phòng trị:

Canxi và vitamin D rất cần thiết cho xương. Canxi là chất khoáng chủ yếu cấu thành xương. Vitamin D hỗ trợ trong quá trình hấp thu và sử dụng canxi của cơ thể.

Các hoạt động thể dục thể thao bao gồm các bài tập nâng tạ, bài tập về thăng bằng và tăng cường sức mạnh rất có lợi trong việc tăng cường mật độ xương và giảm thiểu nguy cơ bị té ngã.

Liu Ba

(Theo Livestrong)

< Trở lại