Các yếu tố kiểm soát nồng độ canxi trong máu và bệnh loãng xương

(CalciK2)-Canxi là khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể con người. Trong đó 99% tổng lượng canxi tập trung ở xương, chỉ 1% trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Nhưng nếu nồng độ canxi trong máu xuống quá thấp, chúng làm xương bị mất canxi, từ đó gây bệnh loãng xương.

Lượng canxi trong máu được kiểm soát chặt chẽ bởi 2 hoocmon: hoocmon tuyến cận giáp và hoocmon calcitonin. Khi lượng canxi trong máu giảm, hoocmon tuyến cận giáp sẽ tạo kích thích làm xương giải phóng canxi chuyển vào trong máu đến khi nồng độ canxi trở lại bình thường. Hoocmon tuyến cận giáp làm tăng nồng độ canxi bằng cách giải phóng canxi từ xương, tăng lượng hấp thụ canxi từ ruột non và giảm bài tiết canxi từ thận.

Khi lượng canxi trong máu quá cao, các tuyến cận giáp sẽ sản xuất ra ít hoocmon tuyến cận giáp hơn. Nhưng khi hoocmon tuyến cận giáp được tiết ra quá nhiều, sẽ làm canxi trong máu tăng cao bất thường, canxi trong xương lại bị bài tiết gây loãng xương. Còn hoocmon calcitonin sẽ ức chế quá trình giải phóng canxi từ xương để điều hòa lại nồng độ canxi khi nồng độ canxi trong máu quá cao. Vì nếu xương giải phóng và chuyển quá nhiều canxi vào máu, sẽ làm mật độ xương giảm, làm xương trở nên yếu và dễ gãy. Về lâu về dài sẽ gây bệnh loãng xương, làm tăng nguy cơ nứt gãy xương.

Để đảm bảo cơ thể không thiếu canxi, điều quan trọng là phải hấp thu đủ lượng canxi và vitamin D (giúp tăng khả năng hấp thu canxi) cho cơ thể. Người lớn cần 1,200 mg canxi và 20 – 25 mcg vitamin D mỗi ngày. Nguồn canxi tốt nhất là từ pho mát, sữa, sữa chua, cá mòi đóng hộp nguyên xương và rau cải có lá xanh. Nguồn thực phẩm chứa vitamin D hạn chế hơn, chỉ có trong sữa loại được tăng cường vitamin D, ngũ cốc cho bữa sáng, sữa chua và 1 số loại cá béo như cá mòi, cá hồi.

Phương Thảo

(Theo Livestrong)

< Trở lại