Biến chứng của bệnh loãng xương

(CalciK2)-Loãng xương gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và tiêu tốn nhiều chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe.

Bệnh loãng xương phát sinh do khối lượng xương giảm liên quan đến sự lão hóa, việc sử dụng thuốc, rối loạn chức năng thận, thiếu canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin K và magie, viêm khớp mãn tính, nghiện rượu và những bệnh về tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận.

Sự thầm lặng của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là một căn bệnh “thầm lặng”. Diễn biến của bệnh chỉ có một vài dấu hiệu, thậm chí không có dấu hiệu gì đến khi khối lượng xương giảm nhiều. Sự ảnh hưởng của bệnh chỉ xuất hiện khi chỉ vì chấn thương nhẹ hoặc té ngã mà xương bị gãy.

Nhận biết bệnh loãng xương

Xương mỏng do loãng xương có thể làm cong cột sống còn được gọi là còng lưng. Khi xương sống bị đè nén hoặc gãy, cột sống sẽ bị cong. Đây cũng là nguyên nhân chính làm chiều cao một người bị giảm đáng kể. Cột sống cong do bệnh loãng xương còn được gọi là gù lưng và là đặc điểm nhận biết của bệnh. Kiểm tra mật độ xương để nhận biết khối lượng xương bị mất trước khi gãy xương và có thể dùng để theo dõi kết quả của việc điều trị.

Các bệnh phát sinh do loãng xương

Gãy xương sống vì loãng xương có thể là nguyên nhân làm tim, ngực và ruột bị ép lại. Khi ngực bị ép lại sẽ làm người bệnh cảm thấy khó thở, gây ra cảm giác mệt mỏi. Những bệnh có liên quan đến dạ dày và ruột phát sinh do các cơ quan bị đè nén bao gồm chứng thoát vị khe thực quản, bệnh trào ngược thực quản.

Ảnh hưởng của bệnh loãng xương

Sợ té ngã, hạn chế vận động cũng như ngại thay đổi lối sống có thể dẫn đến tình trạng ít tiếp xúc và sống lặng lẽ hơn. Suy nhược cơ thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài, giảm khả năng vận động và mất tính độc lập là tác động tâm lý của bệnh loãng xương.

Phòng tránh loãng xương

Việc kiểm tra mức độ loãng xương ở phụ nữ trên 65 tuổi và những phụ nữ từ 50 đến 65 tuổi rất quan trọng. Vì họ là người có những người có nguy cơ rủi ro cao do mật độ xương giảm. Những phụ nữ đã từng bị gãy xương lúc nhỏ do chấn thương nhẹ cũng nên kiểm tra mức độ loãng xương. Người lớn nên làm xét nghiệm mật độ xương đối với những chứng đau lưng không rõ nguyên nhân mà có thể là triệu chứng của xương đốt sống bị nứt.

Việc khôi phục lại mật độ xương rất khó, do đó, phòng tránh loãng xương là cách duy nhất để tránh việc phải dùng thuốc thúc đẩy quá trình phát triển xương. Cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin D, canxi và luyện tập những bài tập về sức nặng có thể giúp cho hệ xương khỏe và rắn chắc hơn. Vitamin D có trong các thực phẩm cung cấp vitamin D như sữa, sữa chua, cá, sữa đậu nành và các thực phẩm giúp tăng cường hàm lượng vitamin D như ngũ cốc, viên vitamin D hoặc dầu cá.

 Phương Thảo

(Theo Livestrong)

< Trở lại