Cao huyết áp xảy ra khi áp lực trong hệ tim mạch lên cao dẫn đến nhiều nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, bệnh động mạch vành, và cũng có thể dẫn đến tử vong. Có 2 loại cao huyết áp:
- Cao huyết áp nguyên phát: thường được gây ra do sự căng thẳng và tổn thương, rối loạn cảm xúc, di truyền, điều kiện khí hậu, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu. Cao huyết áp mức thấp không có triệu chứng cụ thể.
- Cao huyết áp thứ phát: có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, rối loạn các tuyến nội tiết và các vấn đề về động mạch như xơ vữa động mạch.
Vì cao huyết áp không có triệu chứng cụ thể nên nó được biết đến là kẻ giết người thầm lặng. Nếu không được phát hiện sớm, cao huyết áp có thể làm tổn thương động mạch, tim và thận. Tuy nhiên, cao huyết áp có thể được phát hiện dựa vào một số dấu hiệu như nhức đầu nhẹ, choáng váng, mắt mờ, ù tai và chức năng thận bị xáo trộn. Nếu các triệu chứng này xảy ra liên tục, nó có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ hoặc tê liệt.
Để kiểm soát huyết áp, thì việc thay đổi lối sống, trong đó có việc tập luyện yoga rất hữu ích. Yoga giúp điều trị và ngăn ngừa cao huyết áp thông qua các hoạt động trí óc và cơ bắp.
Dưới đây là các tư thế yoga có thể giúp bạn kiểm soát cao huyết áp. Cũng cần lưu ý rằng yoga không phải là phương pháp điều trị duy nhất cho cao huyết áp, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
Tư thế ngồi: Đây là một trong những tư thế thiền cổ điển thường được thực hiện sau tư thế nằm yên có tác dụng lấy lại sự điều hòa. Tư thế ngồi giúp giữ thẳng cột sống, làm chậm quá trình trao đổi chất, giữ tâm trí yên tĩnh từ bên trong.
Kéo căng vai: giúp giảm căng thẳng trên vai cũng như toàn bộ phần lưng. Tập luyện hàng ngày trong vài tuần và bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi.
Tư thế đứng dang chân ngã người về phía trước: giúp tăng cường sức lự và kéo căng chân và cột sống. Những người có vấn đề về lưng nên tránh uốn cong về phía trước. Đối với những người mới bắt đầu có thể sử dụng một dụng cụ giống như 1 chiếc ghế gấp để hỗ trợ cho cánh tay.
Tư thế mèo hướng dẫn bạn cách vận động từ trung tâm và phối hợp chuyển động với hơi thở. Những người bị đau lưng mãn tính hoặc mới bị chấn thương không nên thực hiện động tác này.
Xoay nửa cột sống: nếu thực hiện đúng, động tác này sẽ giúp củng cố sức mạnh của cột sống. Động tác này cũng có lợi cho gan, thận, các tuyến thượng thận.
Tư thế nằm ngửa co 1 chân có tác dụng chủ yếu trên hệ tiêu hoá, đặc biệt nó loại bỏ khí dư thừa trong dạ dày của bạn.
Tư thế nằm ngửa đưa 2 chân lên cao: Khi thực hiện động tác này, cần chắc chắn toàn bộ phần lưng đều nằm trên sàn nhà và vai, cổ hoàn toàn thư giãn.
Kỹ thuật hít thở bằng 1 bên mũi: Trong động tác này, bạn hít thở bằng 1 lỗ mũi, giữ lại hơi thở và thở ra bằng lỗ mũi còn lại.
(Theo Yoga)