Nếu gần đây bạn được chẩn đoán có mức cholesterol cao thì hãy tìm hiểu những điều dưới đây nhé!
1. Cholesterol cao nguy hiểm như thế nào? Cholesterol cao có thể dẫn đến những bệnh nào khác?
Cholesterol tích tụ trong lòng mạch máu gây tắc nghẽn động mạch và dẫn đến xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
2. Điều gì làm cho cholesterol tăng lên quá cao? Cholesterol cao có phải do di truyền?
Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ gia tăng lượng cholesterol trong máu. Thông thường các chất béo no và cholesterol luôn có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật bao gồm thịt, trứng và các sản phẩm làm từ sữa
Nếu bản thân có nồng độ cholesterol cao, đó có thể một phần do di truyền. Cholesterol cao do di truyền ( FH - familial hyporcholesterolemia) ảnh hưởng đến khoảng 1/500 người và có thể làm tăng nồng độ cholesterol từ 300 mg/dL lên đến 600 mg/dL
3. Có thể làm gì ở nhà hoặc trong lối sống để giảm cholesterol không?
Khi cholesterol tăng lên quá cao, cần giảm tỉ lện cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol HDL tốt bằng cách thay đổi lối sống, kiểm soát chế độ dinh dưỡng, giảm cân…
4. Có cần dùng thuốc không? Có những phương pháp trị liệu nào thay thế thuốc không?
Trong nhiều trường hợp, người bị cholesterol cao cần dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể điều trị bằng cách không dùng thuốc mà thực hiện chế độ ăn uống thích hợp.
5. Nếu cần dùng thuốc thì thuốc đó hoạt động ra sao và có tác dụng như thế nào?
Bạn có thề tập các bài tập thể dục như: đi bộ nhanh, đi xe đạp, chạy bộ, bơi lội, đi cầu thang và tập trên máy, tập tạ, tập với máy, tập với dây. Bạn nên duy trì hoạt động này khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần. Tốt hơn nữa là kết hợp giữa tập aerobic và thể lực.
6. Có thể tìm hiểu thêm các thông tin về cholesterol cao ở đâu?
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cholesterol qua các trang web và các báo chuyên về sức khỏe hoặc có thể gặp các bác sĩ chuyên khoa.
7. Có nên thay đổi chế độ ăn uống của bản thân?
Để phòng ngừa cholesterol cao, bạn nên ăn chế độ ăn bao gồm nhiều loại thực phẩm ít cholesterol như: trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt...
8. Bao lâu cần phải đi kiểm tra mức cholesterol?
Hãy đi kiểm tra nồng độ cholesterol máu 5 năm một lần hoặc thường xuyên hơn nếu cần.
Thông tin thêm về cholesterol
- Cơ thể cần phải có một lượng cholesterol nhất định để sản xuất axit mật giúp tiêu hóa chất béo, để sản xuất vitamin D và các hormon cũng như để bảo vệ các dây thần kinh. Cơ thể thường sản xuất lượng cholesterol để thực hiện các chức năng cần thiết của nó. Các loại thực phẩm như trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa cũng chứa cholesterol. Khi cơ thể có quá nhiều cholesterol thì cholesterol sẽ tạo thành các mảng bám trong lòng động mạch, làm giảm lượng máu lưu thông, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não (đột quỵ).
- Các loại khác nhau của cholesterol: cholesterol di chuyển qua các mạch máu bằng cách gắn vào các protein. Những tế bào cholesterol protein được gọi là lipoprotein. Có 3 loại khác nhau của lipoprotein, tùy thuộc vào mật độ chất béo và protein tạo nên lipoprotein. Chúng được phân loại như sau:
- Lipoprotein mật độ thấp (LDL) là cholesterol xấu. Càng có nhiều cholesterol LDL thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mức cholesterol LDL nên ít hơn 100 mg/dL.
- Lipoprotein mức độ cao (HDL) là cholesterol tốt. Cholesterol HDL cao làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ngược lại, khi HDL thấp thì nguy cơ bệnh tim mạch tăng lên. Mức cholesterol LDL nên cao hơn 60 mg/dL. Tổng mức cholesterol trong máu nên thấp hơn 200 mg/dL.
- Lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL) như cholesterol LDL nhưng không có nhiều chất đạm, chủ yếu là chất béo.
Triglyceride là một loại chất béo lưu thông trong máu bằng cách gắn với các lipoprotein mật độ thấp. Khi lượng đường, rượu hoặc calo dưa thừa được tiêu thụ, chúng được chuyển thành triglyceride và được lưu trữ trong các tế bào mỡ trong cơ thể. Mức triglyceride trong máu nên thấp hơn 150 mg/dL.
Hương Phạm
(Theo webmd)